Wednesday, May 16, 2012

Đồng euro mất giá gây lo lắng cho Trung Quốc và Mỹ

Đồng euro nếu sụp đổ sẽ là tin tức đặc biệt xấu với Trung Quốc, vì 18% lượng xuất khẩu của Trung Quốc là sang châu Âu.
  Tình trạng của eurozone đã ảm đạm đến mức phát sinh cả những tin đồn phi lý nhất. Mới đây nhất là thông tin lan truyền giữa các nhà quản lý quỹ châu Âu đồng euro sẽ được neo chặt giá trị bằng với đồng đôla Mỹ, một cú rớt giá ngoạn mục từ mức tỷ giá gần 1,3 đôla ăn một euro hiện tại, và kéo theo việc phải in thêm hàng trăm tỷ euro. Dù không như vậy, hoạt động đầu cơ là một chỉ báo cho thảm cảnh của châu Âu trong một thế giới tăng trưởng ít và tất cả các chính phủ đều trông vào xuất khẩu như một phương thức tăng trưởng. Một đồng tiền giá rẻ mang đến sự thúc đẩy tính cạnh tranh sẽ là một chính sách dễ chịu hơn là khắc khỏ. Đồng euro duy trì sức mạnh tương đối vì một vài lý do. Bất chấp căng thẳng nội khối, các quốc gia châu Âu không mang tiền của họ ra khỏi châu Âu, họ chỉ mang nó đến những nơi an toàn hơn trong khu vực. Hơn nữa, các ngân hàng châu Âu tiếp tục bán ra các loại tài sản đôla Mỹ và thu lại lợi nhuận. Thêm nũa, các ngân hàng trung ương của các thị trường mới nổi tiếp tục giữ đồng euro như một loại tiền tệ bảo đảm.

Trong khi đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều thích thấy đồng euro duy trì sức mạnh tương đối vì sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu ở cả hai bờ Thái Bình Dương với châu Âu. Dưới ảnh hưởng mất giá của đồng euro, Fed sẽ chịu áp lực tăng thêm phải xem xét có thêm một vòng nới lỏng định lượng nhằm giữ đồng đôla yếu đi tương đối. Đồng euro nếu sụp đổ sẽ là tin tức đặc biệt xấu với Trung Quốc, vì 18% lượng xuất khẩu của Trung Quốc là sang châu Âu. Trong tháng Tư, xuất khẩu của Trung Quốc sang eurozone giảm 2,4% so với 1 năm trước đó, theo hãng môi giới CLSA. Một phần của lượng hàng xuất khẩu đó là từ các nhà sản xuất của Đức đặt cơ sở tại Trung Quốc xuất khẩu về bản quốc. Chẳng hạn, các xưởng dệt may Pakistan hiện đang nhập khẩu thiết bị chủ yếu từ các nhà máy của Siemens đặt trên đại lục. Nhưng nếu đồng euro sụt giảm, các nhà sản xuất máy của Đức sẽ xuất khẩu từ nước Đức thay vì từ các nhà máy đặt trên đất Trung Quốc. Trong vài tháng gần đây, hàng hóa xuất khẩu – nhất là từ Trung Quốc – là một phần cho nguồn lực tăng trưởng của Mỹ Vài tháng gần đây, hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng của Mỹ Một vài nhà phân tích nghi ngờ Trung Quốc đang cố gắng hỗ trợ đồng euro và quả thực, dữ liệu từ BNY Mellon cho thấy khi dự trữ của Trung Quốc tăng chậm, đồng euro giảm giá.Trong khi đó, dòng tiền từ việc in thêm tiền, đặc biệt là ở Mỹ, tiếp tục tràn sang phần còn lại của thế giới. Kể từ cuộc khủng hoảng, một lần nữa dòng tiền khởi nguồn từ Mỹ đã khiến giá hàng hóa tăng và châm ngòi tín dụng bùng nổ tại nhiều thị trường mới nổi như Brazil. Điều đó có nghĩa là trong lúc các thị trường tiếp tục tập trung vào eurozone và những rắc rối của nó, có những khuynh hướng mâu thuẫn dài hạn khác trong thế giới tiền tệ đang bị xem xét. Chúng đều xuất phát từ dòng tiền của thị trường phát triển và tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc. Trung Quốc báo cáo số liệu thương mại đáng thất vọng tuần này với lượng xuất khẩu và đặc biệt nhập khẩu thấp hơn nhiều so với dự báo, cho thấy tăng trưởng chậm lại. Nhưng quan trọng hơn, các nhà phân tích như Stephen Jen của SLJ Macro Partners, quỹ phòng hộ có trụ sở tại London, nguyên giám đốc nghiên cứu tiền tệ của Morgan Stanley, tin rằng Trung Quốc đang có sự dịch chuyển lớn trong nguồn lực cho tăng trưởng, nghiêng từ tăng trưởng nhờ đầu tư sang mô hình dựa vào tiêu dùng nhiều hơn. Điều đó cũng làm tăng những mối lo ngại với Mỹ và tăng khả năng về một đợt nới lỏng nữa từ Washington. Trong vài tháng gần đây, hàng hóa xuất khẩu – nhất là từ Trung Quốc – là một phần cho nguồn lực tăng trưởng của Mỹ, nhưng hiện đang tăng chậm lại. Số đơn hàng của nhiều công ty đã giảm thấp đi. Hôm thứ 5 vừa rồi, bộ Thương mại Mỹ báo cáo thâm hụt thương mại tăng thêm 6,4 tỉ đôla, tăng tổng thâm hụt lên gần 52 tỉ đôla do nhập khẩu tăng 5,2% trong khi xuất khẩu tăng 2,9%. Điều đó cũng có nghĩa rằng các nước đang tăng trưởng dựa vào Trung Quốc như Brazil và Australia có thể thấy vận mệnh của họ đi xuống vì so với tăng trưởng dựa vào đầu tư, tăng trưởng dựa trên tiêu dùng (của Trung Quốc) sẽ ít hơn. Không có nước nào thu được nhiều lợi ích từ dòng tiền của các thị trường phát triển và nhu cầu từ Trung Quốc hơn Brazil. Nhưng hiện nay, nhiều nhà phân tích cho rằng đồng real Brazil là đồng tiền bị định giá cao quá giá trị thực nhất. Một thế giới trong đó giá hàng hóa thấp hơn đáng kể có thể có nghĩa là các nhà nhập khẩu sẽ kinh doanh tốt hơn trong những năm tới. Các ngân hàng trung ương các nước phát triển không thể in tiền không giới hạn. Khi họ ngừng việc đó lại, những nước đã sử dụng thời gian và tiền bạc để trở nên có tính cạnh tranh thực sự sẽ có tình trạng tốt nhất. Vấn dề với việc nới lòng tiển tệ là với châu Âu hay Mỹ, những kết quả mang lại liệu rốt cục có nhanh chóng lụi tàn


Sưu tầm từ Diễn đàn Tài chính Việt Nam

1 comment: